Thursday, June 23, 2016

đề cương môn giáo dục học 2

Phần II
Chương 1: Nhà trường phổ thông trung học
1.    Vị trí
-         Kế tiếp GD mầm non, chuẩn bị lên GD đại học.
-         Là đơn vị cơ sở của hệ thống GD quốc dân Việt Nam
-         Là nền tảng văn hóa của đất nước, tạo sức mạnh tương lai của dân tộc
-         Đặt nền móng ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ VN
-         Góp phần đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

2.    Mục tiêu GD THPT
·       Mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện nhân cách người học: Đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động hướng nghiệp
·       Mục tiêu hướng đến việc phân luồng sau GD phổ thông
3.    Cơ cấu tổ chức nhà trường THPT
a.    Cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn ở trường THPT
-         Những GV giảng dạy cùng môn học hay nhóm môn học (liên môn)
Bao gồm:
+ Tổ trưởng tổ CM, 1-2 tổ phó CM (chịu sự quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học)
+ Các tổ viên
·       Vai trò của tổ chuyên môn ở trường THPT
-         Quản lý giảng dạy của GV:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ và kế hoạch dạy học cụ thể
+ Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của  tổ viên
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ, GV mới tuyển dụng
+ Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV
+ Dự giờ GV trong tổ theo quy định
+ Điều hành hoạt động của tổ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
+ Các hoạt động khác (đánh giá, XL giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV)
-         Quản lý học tập của học sinh
+ Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng GD
+ Đề xuất, xây dựng kể hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của tổ để thực hiện mục tiêu GD
+ Các hoạt động khác (theo sự phân công của hiệu trưởng)

b.    Cơ cấu tổ chức tổ chủ nhiệm ở trường THPT (tự soạn nhá)
c.     Cơ cấu tổ chức Hội đồng sư phạm ở trường THPT (tự soạn nhá)
Chương 2: Người giáo viên THPT
1.    Vai trò của người GV THPT
-         Đối với việc đào tạo con người mới, phát triển nhân cách người học:
+ Hiểu thế nào là con người mới?
Là con người có trình độ kiến thức vững vàng và kĩ năng thành thạo.
Là con người trung thành, giàu long yêu nước, có phẩm chất đạo đức, chính trị, nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu XH
ð Con người mới là con người có nhân cách phát triển toàn diện.
+ Vai trò chủ đạo của GV trong QTGD
GV định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh… quá trình giáo dục, quá trình hình thành nhân cách của người HS phù hợp với mục đích GD
ð GV là người đào tạo con người mới đào tạo thế hệ tương laic ho đất nước
-         Đối với sự phát triển Văn hóa – giáo dục
+ Sự nghiệp phát triển VH- GD là sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, mọi tổ chức cá nhân trong XH điều có vai trò và trách nhiệm. Trong đó giáo viên là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển VH, GD vì:
Thứ nhất, Sự nghiệp VH- GD phát triển về quy mô, tốc độ, chất lượng tùy thuộc vào số lượng, chất lượng đội ngũ GV
Thứ hai: Hs chịu sự tác động bởi nhiều lực lượng GD nhưng tác động của GV đối với HS giữ vai trò quyết định. GV là người trực tiếp tổ chức quá trình GD, giảng dạy có mục đích, nội dung, phương pháp, chương trình, nghệ thuật sư phạm, GV là người quyết định phương hướng, tư tưởng chính trị bài giảng nhằm cung cấp tri thức văn hóa cho HS
Thứ ba: Các tổ chức khác trong nhà trường ( Đoàn, Đội, hội cha mẹ HS,…) cùng tham gia GD HS nhưng mang tính chất là lực lượng tham gia hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giảng dạy, giáo dục của GV đạt hiệu quả chứ không thể thay thế đội ngũ GV
Thứ tư: Phương tiện kỹ thuật hiện đại không thể thay vai trò chủ thể của người GV trong giảng dạy, giáo dục HS
Làm thế nào để thực hiện tốt vai trò của người GV?
-         Nhận thức
+ Toàn Đảng, toàn dân, bản thân người GV phải xác định đúng đắn vai trò cực kì quan trọng, vị trí XH của người GV trong giai đoạn hiện nay:
GV là người đào tạo con người mới, đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước; chuẩn bị lực lượng dự trữ và nguồn tuyển chọn nhân lực, cán bộ nước nhà.
GV là lực lượng chủ đạo trong sự nghiệp phát triển văn hóa GD
-         Hành động:
+ Đảng, Nhà nước: Thường xuyên chăm lo nâng cao uy tính cải thiện điều kiện lao động và đời sống của người GV
+ Bản thân người GV: Cần nỗ lực vươn lên trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện về phẩm chất năng lực để đáp ứng yêu cầu XH và giảng dạy, GD HS
Phải tổ chức, hướng dẫn, giảng dạy, GD HS nghiêm túc nhằm hình thành cho người học hệ thống tri thức KH, kĩ năng, kỹ xảo vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra có hiệu quả.
2.    Chức năng cơ bản của người GV THPT
·       Chức năng dạy học: Là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
-         Biểu hiện:
+ Tổ chức, điều khiển, hướng dẫn quá trình tiếp thu kiến thức
+ Truyền đạt kiến thức và rèn luyện cho HS hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng
+ Định hướng cho học sinh trong việc lựa chọn thông tin, nội dung học tập
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp học
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập
+ Bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém…
·       Chức năng giáo dục: Là quá trình tổ chức hoạt động và giao lưu cho HS
-         Biểu hiện:
+ Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng trong nhà trường nhằm:
          Xây dựng, hình thành những nét phẩm chất tích cực
          Uốn nắn, điều chỉnh những nét tính cách tiêu cực, hành vi lệnh lạc.
+ Hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh các mối quan hệ nhiều mặt của học sinh với thế giới xung quanh và với người khác.
+ Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua bài giảng trên lớp
+ Giáo dục HS bằng chính nhân cách bản thân
3.    Các yêu cầu đối với người GV THPT
a.    Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
·       Yêu cầu về mặt phẩm chất đối với người GV THPT
          Thiết tha, gắn bó với lý tưởng
          Có đạo đức CM trong sáng
          Biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
          Có ý chí, hoài bão vương lên
          Tinh thần trách nhiệm…
Có niềm tin cách mạng
          Có lý tưởng nghề nghiệp
          Có niềm tin sư phạm
          Có lòng yêu nghề, yêu trẻ
          Có tình cảm trong sáng cao thượng
Ý nghĩa của phẩm chất đối với hiệu quả dạy học- giáo dục
Phẩm chất của người GV càng toàn diện thì hiệu quả GD càng cao
Người GV có đủ những phẩm chất đạo đức sẽ được mọi người tin yêu, quý trọng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng HS và sẽ là tấm gương sáng cho mọi người, HS noi theo, ( tin – nghe - làm theo )
Có thái độ đúng mực trong nghề nghiệp, giúp người GV có thể vượt qua những cám dỗ, thách thức để hoàn thành tốt công việc.
Thúc đẩy người GV hứng thú, đam mê công việc, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động GD, đáp ứng tốt viêc đào tạo thế hệ trẻ.
ð Phẩm chất là điều kiện cần thiết, là phương tiện, công cụ để GD học sinh (giúp GV thực hiện mục tiêu GD vai trò – chức năng của người GV và tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến sự hình thành phát triễn nhân cách học sinh)
Làm thế nào để người GV có được những phẩm chất theo đúng yêu cầu nghề nghiệp đặt ra?
+ Hiểu (nhận thức) được những chuẩn mực trong hoạt động sư phạm giúp người GV có ý thức rèn luyện phong cách sư phạm phù hợp, mẫu mực từ lời nói đến hành vi cử chỉ…
+ Có thái độ, tình cảm tích cự, tự hào về nghề GV – người GV và với các chuẩn mực trong phẩm chất.
+ Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện (hành động) để không ngừng hoàn thiện và nâng cao phẩm chất của người GV ngay từ khi còn là SV SP và khi đã trở thành người GV
·       Yêu cầu về năng lực:
+ Kiến thức: Kiến thức môn học
                   Kiến thức hoạt động DH và GD
                   Kiến thức công cụ
+ Kỹ năng:    Nhóm kỹ năng nền tảng: Kỹ năng tổ chức
                                                        Kỹ năng giao tiếp
                                                        Kỹ năng nhận thức
                   Nhóm kỹ năng chuyên biệt: KN thiết kế
                                                            KN thiết lập quan hệ
                                                            KN triển khai HĐ
                                                             KN nhận thức và NCKH
                                                             KN hoạt động XH
                                                             KN kỹ năng tự bồi dưỡng
Người giáo viên giỏi có ý nghĩa như thế nào đối với việc tao ra hiệu quả cho quá trình dạy học?
+ KN GV giỏi: mang ý nghĩa toàn diện: Là GV có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng hết lòng yêu thương học sinh; có kiến thức và tay nghề cao; có ý thức học hỏi và sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất; tao được sự uy tín trong đồng nghiệp và học sinh
+ GV dạy giỏi là GV có vốn kiến thức vững, kỹ năng sư phạm tốt, nhiều sáng kiến trong đổi mới PPDH.
+ Đội ngũ GV giỏi giữ vai trò quan trọng trong việc biến mục tiêu GD trở thàn hiện thực, đảm bảo hiệu quả chất lượng dạy học.
+ GV giỏi có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học
+ GV giỏi là những người có kiến thức và kỹ năng sư phạm xuất sắc, có tác động lớn đối với thành tích học tập của HS, thực hiện những giờ lên lớp hiệu quả, giúp HS lĩnh hội vốn kiến thức sâu rộng với những PPDH khoa học, sáng tạo
+ Truyền cho học sinh ngọn lửa hứng thú, đam mê với môn học, nội dung môn học. Nâng cao uy tính đối với HS và phụ huynh.
Làm thế nào để người GV có thể trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp?
+ Năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm, rèn luyện qua thực tiễn
          Tích cực học tập để có vốn kiến thức vững trắc, rèn luyện hệ thống kỹ năng tại nhà trường SP
          Tự học, tự bồi dưỡng, không ngừng trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
·       Yêu cầu về sức khỏe
-         Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất tinh thần và XH
+ Sức khỏe về mặt thể chất: Trạng thái cơ thể
Thể chất tốt là điều kiện phát triển chức năng của các cơ quan trong cơ thể; Nâng cao năng lực hoạt động trí lực của não, phát triển các phẩm chất năng lực của tư duy, nâng cao hiệu suất học tập, công việc
+ Sức khỏe về mặt tinh thần: Trạng thái tâm lý
Một tinh thần thoải mái thúc đẩy sự sáng tạo, hứng thú trong công việc, niềm say mê công việc; tạo bầu không khí tâm lý tích cực có ý nghĩa quan trọng tới chất lượng DH- GD
+ Sức khỏe về mặt XH: mối quan hệ với người khác
Xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, đồng nghiệp
·       Mối quan hệ giữa các mặt
-         Mối quan hệ giữa Phẩm chất- năng lực
+ Phẩm chất và năng lực là hai mặt không thể thiếu trong một nhân cách toàn diện.
+ Giữa phẩm chất và năng lực của người GV có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau: Có đức là để tài năng phát triển đúng hướng, có tài thì đức mới phát huy được tác dụng.
-         Mối quan hệ giữa sức khỏe và nhân cách:
+ Sức khỏe tốt là điều kiện quan trọng để hoàn thiện nhân cách
          Thể khỏe, chí sáng, tâm hiền
          Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng
Chương 3: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
1.    Vị trí chức năng của người GVCN
Vị trí
Chức năng
Thay mặt hiệu trưởng
Quản lý giáo dục toàn diện HS lớp CN
Cầu nối giữa HT-GVBM-TCGD và HS-TTHS
Truyền đạt, đề đạt thông tin
Cố vấn hoạt động tự quản của TTHS
Hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động
Đại diện nhà trường
Phối kết hợp giữa NT-GD-XH
·       Thay mặt hiệu trưởng quản lý GD toàn diện học sinh
+ Thứ nhất: Nắm thông tin quản lý hành chính, hoạt động học tập và các hoạt động khác của lớp học
Về mặt hành chính: Số học sinh, tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, tình trạng gia đình, học lực, đạo đức…
Về các đặc điểm của học sinh: GVCN phải hiểu biết những đặc điểm cơ bản của từng em học sinh (về sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ XH, bạn bè…)
Nắm vững mục tiêu chương trình nội dung GD cấp học, lớp học và khả năng thưc hiện, kết quả thực hiện của lớp chủ nhiệm so với mục tiêu GD về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác)
Kết quả học tập; kết quả rèn luyện của lớp
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của lớp
+ Thứ hai: Tổ chức lớp học
Phân công, xây dựng mạng lưới BCS lớp
Phân công nhiệm vụi cụ thể cho BCS lớp
Phân tổ, nhóm theo tiêu chí cụ thể
Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi….
+ Thứ ba: Lập kế hoạch chủ nhiệm (giáo án chủ nhiệm)
Dự kiến các mục tiêu cần đạt
Dự kiến hoạt động cần tổ chức
Dự kiến các biện pháp cụ thể để thực hiện
Dự kiến kết quả có thể đạt được
          Lưu ý: Nắm vững các điều kiện cần và đủ như:
                   Nhiệm vụ nhà trường giao phó
                   Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của NT, cấp học, lớp học
                   Đặc điểm tâm sinh lý học sinh
                   Đặc điểm tình hình lớp học
+ Thứ tư: Lãnh đạo, tổ chức triển khai kế hoạch
Phân công và chuẩn bị cho kế hoạch
Chỉ đạo thực hiện kể hoạch
          Hướng dẫn, điều khiển hoạt động với yêu cầu phát huy vai trò tích cực, độc lập tự giác, sáng tạo của học sinh
          Theo dõi, giám sát, điều chỉnh kịp thời
          Tổng kết, đánh giá
+ Thứ năm: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và sự phát triển của TTHS và nhân cách từng học sinh
Đánh giá TTHS: căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra
Đánh giá HS: căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh; căn cứ vào tiêu chuẩn quy đinh của Bộ, Sở GD-ĐT
Yêu cầu đánh giá:
          Phải đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan…
          Có tiêu chí đánh giá rõ rang, cụ thể, công khai
          Đánh giá quá trình quan trọng hơn đánh giá kết quả
          Sau đánh giá: phải vạch ra phương hướng và yêu cầu mới phù hợp với HS, TTHS
ð GVCN càng quản lí HS tốt bao nhiêu thì công tác giáo dục HS lớp chủ nhiệm càng có hiệu quả bấy nhiêu.
2.    Nội dung công tác tổ chức hoạt động GD của người GVCN
-         Nghiên cứu tìm hiểu đối tượng GD
-         Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
-         Tổ chức thực hiện nội dung GD toàn diện
-         Xây dựng tập thể học sinh
-         Tổ chức phối hợp GD với Đoàn – Đội
-         Phối hợp với GV bộ môn và các LLGD trong nhà trường
-         Tổ chức phối hợp với cha mẹ HS và các LLXH
·       Tìm hiểu nghiên cứu đối tượng GD
Vì sao?
-         Nguyên tắc quan trọng trong GD: chú ý đặc điểm đối tượng GD
-         Đây là điều kiện cơ bản để làm tốt công tác chủ nhiệm, GD nhân cách HS, xây dựng TTHS thành tập thể vững mạnh (quản lý tốt – GD tốt)
-         Giúp GV hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, hoàn cảnh GĐ, sự quan tâm gia đình…
-         Có cơ sở đúng đắn giúp GV lựa chọn và thực hiện PPGD, NDGD, HTGD phù hợp.
·       Nội dung tìm hiểu
-         Tìm hiểu về tập thể HS lớp chủ nhiệm
+ Sĩ số, số lượng nam – nữ, những thuận lợi – khó khan của TTHS
+ Năng lực của ban cán sự lớp
+ Tình hình học tập, tổ chức và tham gia các hoạt động của TTHS
+ Truyền thống của TTHS
+ Mối quan hệ giữa các thành viên, bầu không khí tâm lí trong tập thể…
-         Tìm hiểu về HS và GĐ HS lớp chủ nhiệm
+ Các đặc điểm cơ bản của HS
Mặt thể chất: chiều cao, cân nặng, vóc dáng, sức khỏe…
Mặt tâm lý: tính cách, xu hướng, năng lực, trí tuệ, sự tập trung chú ý, sở thích, nguyện vọng…
Mặt XH: Mối quan hệ với TT, bạn bè, vị trí HS trong tập thể, hoàn cảnh sống, phẩm chất đạo đức, cách ứng xử của HS ở nhà trường, GĐ, cộng đồng,…
+ Tìm hiểu đặc điểm gia đính HS:
Hoàn cảnh GĐ: thành viên trong GĐ, mối quan hệ giữa các thành viên, nghề nghiệp – công việc của cha mẹ…
Kinh tế gia đình: điều kiện sống, mức sống…
Phương pháp GD con, truyền thống GĐ
Địa bàn dân cư nơi GĐ học sinh sinh sống
ð GVCN càng nắm vững, hiểu rõ được HS bao nhiêu thì công tác chủ nhiệm càng có hiệu quả bấy nhiêu
·       Cách thức tìm hiểu
+ Thông qua hồ sơ học sinh: Học bạ, sơ yếu lý lịch…
+ Sổ sách, giấy tờ của lớp: Sổ đầu bài, sổ điểm…
+ Quan sát học sinh: Thái độ, hành vi, hoạt động…
+ Trò chuyện trực tiếp với HS, TTHS, GVBM
+ Thăm hỏi gia đình HS
+ Sử dụng PPNCGĐ: Điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động…
·       Yêu cầu SP
+ GVCN phải gần gũi, yêu thương và luôn quan tâm tìm hiểu HS, TTHS.
+ Có sổ công tác chủ nhiệm ghi chép lại những nội dung, thông tin quan trọng về HS, TTHS
+ GV cần tìm hiểu thông tin chính xác, khách quan (phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại thông tin thu được cẩn thận), tránh nóng vội khi đưa ra kết luận và quyết định về HS, TTHS
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NT – GĐ – XH trong việc nghiên cứu, tìm hiểu HS, TTHS.
3.    Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập văn hóa cho học sinh lớp CN
·       Khái niệm: Giáo viên chủ nhiệm thông qua việc tổ chức các hoạt động GD nhằm nâng cao kết quả các môn học cụ thể và thành tích học tập HS (chất lượng học tập văn hóa của HS).
·       Ý nghĩa:
+ Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo và là nhiệm vụ hàng đầu của HS trong nhà trường. Vì vậy, việc nâng cao thành tích học tập của HS là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường, GV, HS.
+ Thông qua việc tổ chức các hoạt động giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức, phát triển trí tuệ, hình thành thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
+ Tạo hứng thú, kích thích tính tích cực học tập của HS, xây dựng bầu không khí học tập sôi nổi, hào hứng, HS giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức hoạt động bổ ích trên tinh thần “ học vui – vui học”
·       Công việc vụ thể
+ Thứ nhất: thực hiện việc quản lí học tập: xây dựng nội quy, quy chế, nề nếp học tập
+ Thứ hai: Hướng dẫn HS tìm ra phương pháp học tập có hiệu quả
+ Thứ ba: Tổ chức nhiều hoạt động học tập đa dạng: học tổ, nhóm, thành lập CLB môn học…
+ Thứ tư: Phát động phong trào thi đua học tập tốt trong lớp.
+ Thứ năm: Xây dựng dư luận tập thể đúng đắn, lành mạnh giúp HS ý thức được nghĩa vụ học tập.
+ Thứ sáu: Khắc phục tình trạng học lệch, đối phó, học tập không có kế hoạch, gian lận trong kiểm tra thi cử
+ Thứ bảy: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến HS yếu kém và có biện pháp giúp đỡ.
·       Yêu cầu SP:
+ GVCN cần quan tâm, sâu sát tình hình học tập của học sinh lớp chủ nhiệm; chú trọng liên hệ thường xuyên với GVBM trong việc nắm tình hình học tập của học sinh lớp chủ nhiệm
+ Phối hợp với gia đính HS trong việc quản lí, động viên, tạo điều kiện học tập cho HS
+ Bồi dưỡng đội ngũ BCS lớp nhằm hỗ trợ GVCN trong việc đề ra yêu cầu học tập và thực hiện nề nếp học tập.



4.    Yêu cầu về mặt phẩm chất năng lực của người GVCN (tự soạn nhá :V )
Chương 4: Đánh giá trong GD
1.    Khái niệm kiểm tra đánh giá
·       Đánh giá
Là quá trình dựa trên sự phân tích những thông tin thu được để hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc bằng cách đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc
·       Đánh giá trong dạy học:
Là quá trình GV đưa ra những nhận định, phán đoán về thực chất trình độ của một học sinh trước vấn đề được kiểm tra đồng thời đề xuất những định hướng bổ khuyết sai sót hoặc phát huy kết quả.
2.    Ý nghĩa kiểm tra đánh giá
·       Đối với cán bộ quản lý:
Chỉ đạo, uốn nắn, khuyến khích kịp thời đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, chương trình giáo dục, dạy học
·       Đối với GV
+ Điều chỉnh hoạt động dạy
+ Nắm được trình độ, thực trạng biến đổi trong học tập của TTHS, HS (tiến bộ, sút kém…)
+ Có biện pháp giáo dục, dạy học phù hợp với đối tượng HS
·       Đối với học sinh:
+ Điều chỉnh hoạt động học
+ Thấy rõ được kết quả của quá trình tiếp thu TT, KN, KX (kịp thời bổ khuyết)
+ Phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, các phẩm chất trí tuệ…
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập, ý thức tự giác ý chi vươn lên…
3.    Các yêu cầu sư phạm của kiểm tra đánh giá.
·       Đảm bảo tính khách quan
+ Việc đánh giá học sinh được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học để đảm bảo khả năng đánh giá chính xác tới mức tối đa có thể. Kết quả đánh giá phản ánh một cách trung thật trình độ phát triển của học sinh về các mặt của nhân cách. Phương pháp và hình thức đánh giá phải tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ khả năng và trình độ của mình, hạn chế mọi hành vi thiếu trung thực hay gian lận khi kiểm tra, như nhìn bài, nhắc bài, quay cóp,…
+ Sự đánh giá của GV đối với học sinh không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá hay các yếu tố nhiễu như mối quan hệ giữa người đánh giá với người được đánh giá, những tác động của các yếu tố môi trường. Tránh đánh giá  chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm thực hành, một tổ học tập. Tránh chạy theo thành tích hay chịu áp lực của các yếu tố khác. Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy học, đặc điểm của học sinh, tránh nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ
+ Đảm bảo tính khác quan phải thể hiện trong tất cả các khâu của quá trình đánh giá từ khâu ra đề, tổ chức kiểm tra/ thi, chấm bài, xử lí kết quả, công bố kết quả, lưu trữ kết quả… Niếu một trong các khâu của quá trình đó mà thực hiện thiếu nghiêm túc hay khiếm khuyết thì dẫn đến tình trạng đánh giá thiếu khách quan, thậm chí sai lầm mất đi ý nghĩa đánh giá trong GD.
·       Đảm bảo tính toàn diện
+ Đánh giá phát triển học sinh trên tất cả các mặt thể chất, tâm lý và XH; mặt hạnh kiểm và học tập; mặt nhận thức, tư duy, kỹ năng và thái độ. Sự đánh giá về kết quả học tập phải phản anh được mức độ lĩnh hội toàn bộ nội dung chương trình môn học.Tránh sự đánh giá mang tính phiến diện, chỉ đánh giá một mặt nào đó như học lực hay mặt tri thức lý thuyết, tập trung vào một số chương trình hay một số nội dung có giới hạn để tránh tình trạng học lệch, học tù, học đối phó hoặc chỉ nhằm mục đích thi cử ( học để hi: thi thế nào học thế đó)
+ Một bài kiểm tra, một đợt thi đánh giá có thể nhắm vào một mục đích trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra, đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện, không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng là mặt chất lượng, không chỉ về kiến thức mà cả kỹ năng, thái độ, tư duy.
·       Đảm bảo tính hệ thống:
Việc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch có hệ thống. Đánh giá trước trong và sau khi học một phần của chương trình. Đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình, đánh giá đầu ra. Kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì và đánh giá tổng kết cuối học kỳ, cuối năm học, cuối khóa học. Số lần kiểm tra, đánh giá phải đủ mức để có thể đánh giá chính xác sự phát triển của học sinh. Tránh sự đánh giá tùy tiện, ngẫu hứng hay theo thời vụ, mang tính hình thức.
·       Đảm bảo tính công khai:
+Việc tổ chức kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành công khai. Kết quả đánh giá phải được công bố kịp thời để mọi HS được biết và trên cơ sở đó giúp học sinh tự đánh giá kết quả của mình để tạo động lực cho học sinh phát triển không ngừng, để học sinh tự sửa chữa, điều chỉnh những sai sót và tăng cường sự hiểu biết, học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể học sinh.
+ Đảm bảo tính công khai còn nhằm để công khai hóa kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và tập thể học sinh cho toàn lớp, toàn trường, cho cha mẹ học sinh và cho toàn xã hội được biết để thực hiện dân chủ hóa trong học đường, đảm bảo tính khách quan và thực hiện công bằng XH trong đánh giá. Tạo cơ hội cho cha mẹ học sinh và các lực lượng XH tham gia vào quá trình đánh giá GD


·       Đảm bảo tính phát triển:
+Đánh giá học sinh phải nhằm mục đích cuối cùng và đích thực thúc đẩy sự phát triển của học sinh. Nó vừa nhằm khẳng định trình độ phát triển hiện có của học sinh, chỉ ra những mặt mạnh yếu kém, những sai lệch và những nguyên nhân cũng như xác lập những phương hướng để điều chỉnh học sinh cũng như giúp học sinh tự điều chỉnh và tự hoàn thiện, vừa tạo ra động lực thúc đẩy học sinh nỗ lực để tiến bộ.
+ Trong giáo dục sự đánh giá có thể vượt trước sự phát triển để tạo ra sự phát triển cho học sinh. Đó là sự đánh giá mang tính khích lệ để khẳng định sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập hay rèn luyện ở nhà trường. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp cần thiết có thể đánh gí vượt trước mà không vi phạm tính khách quan.
4.    Trắc nghiệm khách quan
Khái niệm: Trắc nghiệm trong GD là phương pháp đo để thăm dò đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh ( hoặc để kiểm tra đánh giá mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xão)
Các loại trắc nghiệm:          Câu đúng – sai
                                      Câu nhiều lựa chọn
                                      Câu ghép đôi
                                      Câu điền
                                      Trắc nghiệm thái độ, hành vi
5.    Đánh giá ưu nhược điểm của trắc nghiệm khác quan.
Ưu điểm
+ TN cho phép trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều đơn vị kiến thức, chống lại khuynh hướng học tủ, học lệch. (số lượng câu hỏi bao quát được nhiều kiến thưc của chương trình, HS trả lời ngắn gọn)
+ Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ kiến thức và các gí trị của mình thông qua việc đặt câu hỏi
+Người châm là khách quan vì không sai lệch ảnh hưởng đến tâm lý khi chấm
Gây được hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh vì đây là một hình thức kiểm tra mới.
Nhược điểm:
+ Chất lượng của bài trắc nghiệm được xác định phần lớn dựa vào kỹ năng của người biên soạn (TN không chỉ đòi hỏi sự nhận thức, tái hiện kiến thức mà còn đòi hỏi tư duy phân tích, so sánh, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, sáng tạo… cao)
Người ra đề tốn nhiều công sức và thời gian để biên soạn một bộ đề TN có chất lượng.
+ Cho phép và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán của học viên ( lựa chon cậu trả lời một cách ngẫu nhiên tuy chưa có nhận định rõ rang)
+ TN chỉ rèn luyện trí nhớ máy móc, không có nhiều lợi thế phát triễn tư duy, rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, không đánh giá được năng lực tư duy hay sự sáng tạo của học sinh (TN chỉ đòi hỏi HS lựa chọn câu trả lời đúng và cho thấy kết quả lựa chon cuối cùng chứ không cho biết cách thức đi đến kết quả)
+ Học sinh không có cơ hội bộc lộ những khía cạnh tư tưởng, tình cảm, thái độ liên quan đến vấn đề được kiểm tra. GV cũng không nắm bắt được sự hứng thú, nhiệt tình, ý thức thái độ của học sinh đối với vấn đề nêu ra.


1 comment: