Thursday, June 23, 2016

lý luận Sử học việt nam giai đoạn 1945-1975

I. Bối cảnh lịch sử
-Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
-  Nền sử học macxit trở thành nền sử học chính thức của nước ta, song trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ thì nó gắn liền với tình hình chính trị, xã hội ở nước ta.
-   Sử học Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh nền sử học macxit chính thống thì ở nước ta xuất hiện nhiều khuynh hướng sử học tư sản, thực dâm mới ở vùng tạm chiếm trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp ở miền nam dưới thời Mĩ - ngụy.
-Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
- Nền sử học macxit trở thành nền sử học chính thức của nước ta, song trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ thì nó gắn liền với tình hình chính trị, xã hội ở nước ta.
-Sử học Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh nền sử học macxit chính thống thì ở nước ta xuất hiện nhiều khuynh hướng sử học tư sản, thực dâm mới ở vùng tạm chiếm trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp ở miền nam dưới thời Mĩ - ngụy.
-Cùng với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nền sử học macxit được xây dựng và phát triển ở miền Bắc xã hội chũ nghĩa trở thành sử học chung của cả nước từ sau năm 1975.
-Đảng, Chính phủ Việt Nam kế thừa truyền thống sử học của dân tộc từ nhiều thế kỉ trước và phát triển trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nền tảng sử học mác xít được hình thành từ những năm trước cách mạng, gắn liền với nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong điều kiện mới sau cách mạng tháng Tám 1945, sử học mác xít được khẳng định, trở thành sử học chính thống của nền sử học nước nhà, phục vụ tích cực, có hiệu quả cho những nhiệm cụ mới của cách mạng qua các giai đoạn 1945 – 1954, 1954 – 1975. 
II.Giai đoạn 1945-1954
1.Nội dung
-Việc đầu tiên và quan trọng nhất của nền sử học nước nhà lúc bấy giờ là đấu tranh xóa bỏ những quan điểm lạc hậu, sai lầm của việc nghiên cứu lịch sử thời Pháp thuộc và xây dựng nền sử học mới theo nguyên tắc Đảng đề ra “dân tộc, khoa học, đại chúng”.
-   Sau cách mạng tháng Tám việc nghiên cứu và dạy học lịch sử theo quan điểm macxit được đẩy mạnh.
-Thời kỳ này có các tác phẩm, tài liệu, văn kiện đảng được xuất bản năm 1945 như các tác phẩm:
+  Tập “Chặt Xiềng” : gồm những tài liệu lịch sử từ chính biến tháng ba đến các mạng tháng Tám 1945.
+  Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” : tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt “dân bản xứ” phải đóng “thuế máu” cho chính quốc... Để “phơi thây trên chiến trường Châu Âu”, đầy đọa phụ nữ trẻ em “thuộc địa”, các thống xứ, quam lại thực dân độc ác như 1 bầy thú dữ...
Cuốn “Một giai đoạn lịch sử nước ta” (1847 - 1947) trình bày tóm tắt về lịch sử Việt Nam trong vòng 100 năm , kể từ khi Pháp đem quân khiêu khích ở Đà Nẵng (1847) đến khi chúng tấn công lên Việt Bắc (1947). Sách nêu rõ trách nhiệm của vua quan nhà Nguyễn đã làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp; nêu rõ và lên án chính sách cai trị, bóc lột dã man của thực dân Pháp nhằm tiêu diệt phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân ta.
Cuốn “Giấc ngủ mười năm” (với bút danh Trần Lực) không phải là một cuốn sách về lịch sử mà là một câu chuyện. Song thông qua câu chuyện một chiến sĩ bị thương, ngất đi trong mười năm mới tỉnh dậy, tác giả trình bày một dự đoán tương lai về sự phát triển của lịch sử đất nước.
2.Đánh giá, nhận xét
2. Nhận xét, đánh giá
Như vậy, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (1945 - 1954) nền sử học mác xít có điều kiện phát triển. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác nghiên cứu khoa học xã hội bước đầu được tổ chức. Một số thành tựu nghiên cứu lịch sử đã kịp thời phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc bấy giờ.
Tuy bị hạn chế về điều kiện chiến tranh, vì lực lượng còn ít, trình độ khoa học chưa cao, song thành tựu ấy đã làm cơ sở cho sự phát triển của sử học sau này.
III.Giai đoạn 1954-1975
1.Khái quát
Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, mỗi miễn lại có những nhiệm vụ cách mạng riêng thì nhiệm vụ của sử học Việt Nam cũng rất đa dạng và phức tạp.
Nền sử học mác xít ở miền Bắc tiếp tục phát triển và góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Cuộc đấu tranh trong lĩnh vực sử học giữa sử học mác xít ở miền Bắc và sử học tư sản thực dân mới ở miền Nam, ảnh hưởng cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng khác nhau trong sử học mác xít trên thế giới cũng diễn ra ở nước ta.
2.Sử học macxit miền bắc
-Miền Bắc được được hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình ấy cũng đặt ta những nhiệm vụ, yêu cầu mới với sử học. Chủ nghĩa Mác – Lênin càng được củng cố và là hệ tư tưởng chính thống của sử học miền Bắc.
-Khoa lịch sử trường đại học sư phạm, đại học tổng hợp được xây dựng, viện sử học được thành lập năm 1960.
-   Nội dung nghiên cứu của sử học thời kì này tập trung vào các lĩnh vực sau:
*   nghiên cứu về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
-   Việc nghiên cứu vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam được đặt ra từ xa xưa và được trình bày trong các truyện cổ tích, truyền thuyết của nhân dân ta, được các học giả Pháp thời đô hộ tìm cách lí giải. Dĩ nhiên, những cách giải quyết ấy mang màu sắc thần bí, không có cơ sở khoa học, hoặc bị xuyên tạc để phục vụ cho chính sách, ý đồ của bọn thực dân.
-Để giải quyết vấn đề này, các nhà sử học Việt Nam đã phối hợp với các nhà Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học, Nhân chủng học, Văn học dân gian tiến hành xác minh và nêu nhiều luận cứ khoa học quan trọng .
-   Dân tộc học phát hiện hệ thống phong tục cổ từ trước Công nguyên còn tồn tại đến nay ở người Việt. Nhân chủng học ghi nhận người bản địa có mặt từ rất sớm ở Việt Nam.
*   cuộc thảo luận về vấn đề “Hình thành dân tộc Việt Nam”.Từ năm 1955, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, giới sử học nước ta đã tham gia nghiên cứu về thảo luận sôi nổi về vấn đề này.
-   Có người cho rằng, dân tộc Việt Nam bắt đầu hình thành từ thế kỉ X và trưởng thành vào đầu thế kỉ XV; Một số người khác lại cho rằng dân tọc Việt Nam hình thành vào khoảng thế kì XVIII với sự thắng lợi của phong trào Tây Sơn, thống nhất đất nước; Có nhà nghiên cứu lại cho rằng quá trình hình thành dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XVIII hay XIX, khi đó hàng hóa phát triển, các mầm mống tư bản chủ nghĩa nảy sinh.
-   Cuộc thảo luận chưa đi đến một quan điểm nhất trì về quá trình hình thành dân tộc Việt Nam. Từ sau năm 1955, do yêu cầu của việc biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam (tập I), cuộc thảo luận về vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam lại trở nên sôi nổi.
nghiên cứu các hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam được tiến hành do yêu cầu của việc biên soạn thông sử, trước hết là phân kì lịch sử dân tộc.
- Cuộc hội thảo “Việt Nam có chế độ chiếm hữu nô lệ hay không?” diễn ra sôi nổi trong những năm 1957 – 1960 trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Các nhà nghiên cứu lịch sử đều nhất trí rằng Việt Nam không trải qua chế độ nô lệ kiểu châu Âu, song có một hình thức đặc biệt cần tìm hiểu là chế độ nô tì. Từ đó, nhiều nhà sử học đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề về nguồn gốc, việc bóc lột, mua bán, vai trò nô tì trong xã hội và cải cách của Hồ Quý Ly.
*   vấn đề ruộng đất và phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam
-Một số bài viết tiêu biểu về vấn đề này, như “Vấn đề ruộng đất trong cách mạng Việt Nam” của Trần Huy Liệu, đăng trên tập san Văn – Sử - Địa số 3, 10/1954; “Phong trào nông dân trong lịch sử xã hội phong kiến” của Minh Tranh; “Xã thôn Việt Nam” (1958) của Nguyễn Hồng Phong đã trình bày hệ thống vấn đề nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
    nghiên cứu về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong lịch sử
*   nghiên cứu về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trong lịch sử.
-   Trong lịch sử dân tộc, đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước.
-Nhân dân ta đã hình thành nhiều truyền thống tôt đẹp trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, như lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quyết chiến quyết thắng, đoàn kết đánh giặc.
*   nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam.
-   Về nguồn gốc của giai cấp công nhân Việt Nam, các nhà nghiên cứu hầu như nhất trí rằng đa số công nhân xuất thân từ nông dân.
-   Về quá trình hình thành giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đa số nhận định rằng: từ cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam đã xuất hiện công nhân công nghiệp hiện đại.
*   nghiên cứu lịch sử thế giới ngày càng có vị trí quan trọng trong sử học Việt Nam.
-Từ việc nghiên cứu lịch sử thế giới, các nhà sử học Việt Nam cũng rút ra nhiều bài học quý báu của phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam.
*   công tác sưu tập và công bố các nguồn sử liệu cũng được coi trọng ở thời kì này.
-Phối hợp với các ngành Khảo cổ học, Dân tộc học, sinh viên khoa Sử các trường đại học đã phát hiện và cung cấp nhiều nguồn tư liệu có giá trị và được sử dụng vào nghiên cứu lịch sử.
3.Sử học macxit miền nam
Do âm mưu chia cắt đất nước của đế quốc Mỹ nhằm thiết lập chế độ thực dân mới, thực hiện nền văn hóa thực dân ở miền Nam Việt, chính quyền Sài Gòn cũng ra sức tổ chức nghiên cứu lịch sử để phục vụ mưu đồ chống Cộng, đánh phá cách mạng, đầu độc thế hệ trẻ ở vùng chúng tạm quản lí.
Quan điểm chính thống trong nghiên cứu lịch sử của chính quyền Mỹ - Ngụy là quan điểm tư sản phục vụ chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chính sách chống Cộng, chống chủ nghĩa xã hội một cách quyết liệt.
ở thời kỳ này có một số tác phẩm tiêu biểu:
Cuốn “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim được tái bản nhiều lần, được xem là tài liệu giáo khoa trong các trường do Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục ấn hành.
Cuốn “Việt Nam văn minh sử lược khảo” của Lê Văn Liệu đã trình bày về lịch sử nền văn minh Việt Nam từ lúc mới dựng nước đến những năm 70 của thế kỷ XX.
Cuốn “Việt Nam thời khai sinh” của Nguyễn Phương cũng cố gắng tìm câu trả lời về nguồn gốc dân tộc, nhưng vẫn không thoát khỏi kiến giải rằng người Việt từ Trung Quốc tràn xuống phía Nam.
Cuốn “Việt Nam dưới thời đô hộ Pháp” của Nguyễn Thế Anh viết về tình hình nước ta trong 80 năm bị thực dân Pháp cai trị trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Công tác tư liệu cũng được chú trọng ở miền Nam thời Mỹ - Ngụy. Ủy ban sử liệu Việt Nam (miền Nam) đã dịch và in nhiều sách, tư liệu có giá trị, như: Mục lục chân bản triểu Nguyễn...
Quan điểm lí luận về sử học cũng được một số nhà sử học chú ý, như: Phương pháp sử của Nguyễn Phương, Nhập môn sử của Nguyễn Thế Anh…
4.Nhận xét, đánh giá.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1954 – 1975, sử học Việt Nam, mà nền sử học mác xít ở miền Bắc là dòng chính đã có những phát triển lớn. Sử học cách mạng, tiến bộ đã kịp thời phục vụ những yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng đất nước.
Trong dòng phát triển này, tất nhiên không tránh khỏi những thiếu sót như những biểu hiện sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, khách quan tư sản, trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công tác sử học, chất lượng nghiên cứu nhiều công trình chưa cao.

1 comment: