1. Hoàn cảnh
dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly:
Cuối thế
kỉ thứ XIV xã hội Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc và toàn diện:
chính quyền suy yếu bọn nịnh thần chuyên quyền, dòng họ thống trị sa đọa, nông
nghiệp giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến dân nghèo nô tì nổi dậy hay chống đối hay
bỏ trốn. Trong lúc đó cuộc tấn công đánh phá của Champa liên tục diễn ra, dù
cuối cùng đã bị đẩy lùi hẳn tuy nhiên đã làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng
khổ cực, triều chính thêm rối ren, tài chính kiệt quệ, đã vậy Đại Việt đứng
trước nguy cơ xâm lược ngày càng đến gần
của quân Minh. Đó là tiền đề dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Hồ Quý
Ly xác lập nhà Hồ: Sau khi vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết
hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm canh thìn, 1400, Hồ
Quý Ly truất ngôi cháu ngoại là Trần Phế Đế, tự lên làm vua, lấy quốc hiệu là
Đại Ngu lập nên nhà Hồ.
2. Nội dung
cải cách của Hồ Quý Ly:
Cùng với
quá trình đi lên con đường chính trị, Hồ Quý Ly đã từng bước thực hiện những
cải cách hành chính trên một số lĩnh vực:
2.1 Về tổ chức
hành chính.
Từ năm
1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị chọn các quân viên. Người nào có tài năng luyện tập
võ nghệ, thông hiểu thao lược thì không cứ là tôn thất đều cho làm tướng coi
quân.
Năm
1397 hồ quý ly đã đổi một số lộ xa thành
Trấn và nâng một số Châu lên thành Lộ. Ở các Lộ thì thồng nhất việc chỉ
huy quân sự và hành chính trong tay quan
chức gọi là Đô hộ. Đô thống tổng quản do các quan Đại thần nắm , đồng thời quy
định cơ chế làm việc “ Lộ coi Phủ, Phủ
coi Châu, Châu coi huyện. Phàm những việc hộ tịch, tiền thóc, kiện tụng đều làm
gộp sổ của Lộ, đến cuối năm báo lên Sảnh để làm bằng mà kiểm xét”. Khu vực
quanh thành Thăng Long được đổi tên là Đông đô lộ do Đô hộ cai quản. sau đó Hồ
Quý Ly cho dời đô vào An Tôn (Vĩnh Lộc –
Thanh Hoá) và xây dựng kinh đô mới ở An Tôn.
Hồ Quý
Ly cũng quy định cách thức mũ và phẩm phục các quan văn, võ: “ nhất phẩm áo màu
tía, nhị phẩm áo mầu đâị hồng, tam phẩm áo màu hoa đào, Tứ phẩm áo màu lục, ngũ
phẩm trở xuống áo màu xanh biếc”(Ngô Sĩ Thì, Việt sử tiêu án, trang 307).
2.2 Về tài
chính.
Cải cách
nổi bật nhất là việc ban hành tiền giấy thu hồi tiền đồng, một biện phá mới lần
đầu tiên tiến hành ở Đại Việt. Năm 1396 Hồ Quý Ly cho lưu hành tiền giấy được
gọi là “thông bảo hội sao” gồm 7 loại: 10đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền,
5 tiền., đều có in hình khác nhau: giấy 10 đồng vẽ rau tảo, giấy 30 đồng có in
hình sóng nước, giấy 1 tiền vẽ mây, giấy 2 tiền vẽ con rùa, giấy 3 tiền vẽ con
lân, giấy 5 tiền vẽ con phượng”.
Nhà nước
quy định ai làm tiền giả phải tội chết, ai dung tiền đòng bị bắt cũng phải tội
như tiền giả (xem: tài chính Việt Nam qua các thời kì lịch sử, nhà xuất bản tài
chính, Hà Nội- 2001, trang 300”
Nguyên
nhân có thể do yêu cầu phát triển của kinh tế Đại Việt mà Hồ Quý Ly đã cảm nhận
được. Tuy nhiên tiền giấy ra đời không những chưa cần thiết mà còn gây phiền hà
cho dân chúng (người giàu, thương nhân không muốn thi hành vì không tin ở giá
trị đồng tiền. Nông dân ít tiền khó mua được hàng hóa. Người có thể tích lũy
được tiền tệ thì lo lắng, không yên tâm...). Việc đề ra những biện pháp cưỡng
ép nghiêm ngặt như trên đã phản ánh sự mất lòng dân.
2.3 Về kinh tế.
2.3.1 Chính sách hạn điền.
Năm 1397
Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền. Để thực hiện chính sách hạn điền,Hồ Quý
Ly chủ trương cho các quý tộc hàng Đại vương và trưởng Công chúa sở hữu ruộng
đất không hạn định, còn thứ dân bao gồm cả địa chủ nhỏ, vừa lẫn các hộ nông dân
sở hữu ruộng đất tư nhưng không vượt quá mức quy định của nhà nước. Có thể nói, chính sách này đã
góp phần hạn chế quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ quý tộc, quan lại nhà
Trần, thu hồi số lớn ruộng đất tư nhân, bổ sung vào đất công do nhà nước quản
lý, tạo cho quốc gia một tiềm lực kinh tế để phát triển nông nghiệp.
2.3.2 Về chính sách thuế.
Năm 1420
nhà Hồ định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đành vào người có ruộng
được chia, người không có ruộng trẻ mồ côi, đàn bà goá phụ không phải nộp. Thuế
đánh theo luỹ tiến: người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, người có trên 2 mẫu 6 sào
nộp 3 quan. Thuế ruộng tư: 5 thang/ mẫu. Đất bãi thu: 3 quan đến 5 quan / mẫu.
2.4 Tư tưởng đổi mới xã hội.
Một chính
sách có tầm quan trọng lớn là hạn chế nô tì. Năm 1401 nhà Hồ quy định các quan
lại, quý tộc theo phẩm cấp chỉ được nuôi
1 số nô tì, nông nô nhất định số thừa là
xung công. Mục tiêu cũng là đánh vào cả thế và lực của phong kiến quý tộc nhưng
cũng là cải cách nửa vời. Bởi vì đáng lẽ “hạn nô” để giải phóng sức sản xuất xã
hội thì đây lại “đưa nô sung công” và “sung vào quân địch” củng cố chế độ phong
kiến quan liêu.
Cùng năm
đó nhà Hồ cho các lộ làm lại sổ hộ tịch, biên
hết tên những người 2 tuổi trở lên. Những dân phiêu tán đều bị loại ra
khỏi sổ. Dân kinh thành trú ngụ ở các phiên trấn đều phải trở về quê quán.
Năm 1405
nạn đói xảy ra.nhà hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xết nhà giàu có thừa
thóc bắt phải bán cho dân theo đói thời giá.
2.5 Về văn hoá giáo dục.
Năm 1392 Hồ cho soạn sách “Minh đạo” phê
phán khổng tử, chê trách các nhà Tống nho đề cao chu công.
Cùng với
việc đề cao chữ Nôm, tư tưởng cải cách văn hóa của Hồ Quý Ly còn được thể hiện
ở một số lĩnh vực hoạt động khác như chấn hưng lễ nhạc; sửa đổi nghi thức lễ
tân; cải cách phẩm phục triều nghi; khôi phục, lập lại các nghi lễ truyền thống
và quy định việc tế tự mang tính văn hóa, nhằm kích thích ý thức dân tộc trong
cộng đồng.
Năm 1396
Hồ Quý Ly bắt tất cả các sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục và tổ chức thi về
giáo lí nhà phật ,ai thông hiểu mới được ở lại làm sư.
2.6
Về xây dựng lực lượng quân sự.
Năm 1401
lập sổ hộ tịch để bổ sung quân ngũ. Đóng thuyền đinh sắt để chiến đấu, chấn
chỉnh lại tổ chức quân đội, bổ thêm hương quân. Trong chiến đấu, áp dụng thuật
“làm vườn không nhà trống". Xây dựng thêm thành trì mới, cấu trúc lại các
thành trì cũ.Các nhà xưởng đóng thuyền và sản xất vũ khí dược thành lập. Và đặc
biệt là phát minh có tầm quan trọng
trong quân sự đó là việc Hồ Nguyên Trừng
đã chế tạo ra nhiều súng có sức công phá lớn, đặc biệt là việc chế tạo
ra súng thần cơ.
3. Nhận xét:
Như vậy, cuộc khủng hoảng xã hội ở
nửa sau thế kỉ XIV đã phản ánh tình trạng suy thoái của nhà Trần cũng như tính
chất lỗi thời của cấu trúc nhà nước đương thời. Nhân vật Hồ Quý Ly đã ra đời và
nổi bật lên trong bối cảnh đó. Từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành, Hồ Quý Ly
đã mong muốn cứu vãn tình thế đặc biệt khó khăn và phức tạp đó và ông đã kiên
quyết thực hiện cuộc cải cách. Có thể thấy, đó là một cuộc cải cách toàn diện,
từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hóa giáo dục, xã hội. Thông qua các
cải cách kinh tế - xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xóa bỏ đặc quyền và thế
lực của tầng lớp quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp,
quyền lực tập trung, để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống
lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên, cuộc cải cách có chỗ quá mạnh
so với thời đó (như chính sách hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để ( như chính
sách hạn nô nhưng gia nô, nô tì không được giải phóng). Chính sách tiền tệ nhằm
thu lại và hạn chế việc sử dụng đồng trong chi dùng hàng ngày, tập trung nguyên
vật liệu phục vụ quốc phòng - một nhu cầu bức thiết. Nhưng, lưu hành tiền giấy
là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta đương thời, không đáp ứng đúng
thực tiễn phát triển còn hạn chế của kinh tế hàng hóa cuối thế kỉ XIV. Cải cách
văn hóa, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủ hơn. Trong tình thế bị thúc bách về
nhiều mặt, một số việc làm của Hồ Quý Ly đã gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ,
ảnh hưởng sâu sắc đến ý thức đoàn kết thống nhất của nhân dân khi xảy ra nạn
ngoại xâm. Chính Hồ Nguyên Trừng đã nói lên điều đó khi phát biểu ''Tôi không
sợ đánh giặc mà chỉ sợ lòng dân không theo" và Hồ Quý Ly đã thừa nhận khi
thưởng cho Hồ Nguyên Trừng cái hộp trầu bằng vàng.
Tuy nhiên thì Hồ Quý Ly vẫn là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử nước ta và cuộc cải cách của ông đã khiến người đời sau, các nhà nghiên cứu suy nghĩ, đánh giá.
Tuy nhiên thì Hồ Quý Ly vẫn là nhà cải cách lớn đầu tiên trong lịch sử nước ta và cuộc cải cách của ông đã khiến người đời sau, các nhà nghiên cứu suy nghĩ, đánh giá.
No comments:
Post a Comment