Thursday, June 23, 2016

các loại hình nhà nước thời cận đại



Loài người từ khi xuất hiện tới nay đã đạt được những thành tựu to lớn. Một trong những thành quả cho thấy sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại chính là sự ra đời của các nhà nước. Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn của một kiểu nhà nước và nhà nước sau lại tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà nước trước đó.

Bước vào thời kỳ cận đại. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, ở phương Tây chế độ phong kiến, lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển, giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới là tư bản chũ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu đã dẫn đến các cuộc cách mạng. Giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản.

Vào thời kỳ cận đại sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng mới như : trào lưu tư tưởng tư sản và trào lưu tư tưởng vô sản có ảnh hưởng đến sự ra đời của các loại hình nhà nước ở thời kỳ này. Sau đây là những tìm hiểu của em về loại hình nhà nước thời kỳ này để biết rõ hơn về bản chất cũng những tiến bộ của nó.

I.      Loại hình nhà nước tư sản.

1.    Loại hình nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến.

Quân chủ lập hiến là : một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.

Cơ sở cho sự ra đời của loại nhà nước quân chủ lập hiến của thời kỳ cận đại là sự xuất hiện của một lực lượng sản xuất mới là tư bản chủ nghĩa, nó mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu hay sự chênh lệch tương quan về lực lượng giữa hai giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến, ở các nước Anh, Nhật Bản... có một bộ phận giai cấp phong kiến từ bỏ lối sản xuất kinh doanh cũ là địa tô để chuyển sang một lối sản xuất mới là tư bản chũ nghĩa, kinh doanh sản xuất theo nền kinh tế hàng hóa.

Ở thời kỳ cận đại những nước theo chính thể quân chủ lập hiến là Anh, Nhật Bản, Đức, Italia.

Thể chế nhà nước quân chủ lập hiến được hình thành trên nền tảng của hệ thống trào lưu tư tưởng tư sản cơ sở của nó là học thuyết “Tam quyền phân lập”, người khai sinh ra học thuyết này là một triết gia người Anh là John Loke (1632-1704)  và người có công lao to lớn nhất trong việc hoàn chỉnh, bổ sung là một nhà luật học người Pháp Montesquieu (1689-1755). Theo học thuyết này thì quyền lực nhà nước không phải tập trung vào một chỗ mà phân chia thành 3 quyền : quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền hành pháp.

Nội dung cơ bản của học thuyết tam quyền phân lập là :

Quyền lực nhà nước luôn có xu hướng mở rộng và tăng cường vai trò của mình, ở nhà nước nào cũng vậy có quyền lực thì sẽ xuất hiện sự độc quyền, chuyên quyền của họ.

Do vậy mà để bảo vệ được các quyền lợi cơ bản của người công dân cũng như ngăn chặn hành vi độc quyền hay chuyên quyền của một cá nhân nào đó nắm quyền hành trong tay, nên cách để ngăn chặn sự lộng quyền đó là việc lập ra pháp chế để giới hạn quyền lực của người cầm quyền việc không tập trung quyền lực mà phân chia nó ra giúp cho việc hạn chế sự lộng quyền  hơn, việc phân chia quyền lực ra và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực này chỉ được phép hoạt động trong phạm vi đã được quy định của pháp luật.

Mục đích của học thuyết “Tam quyền phân lập” là nhằm vào việc kiểm soát, chế ước lẫn nhau nhằm tạo nên sự cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan, mỗi cơ quan có quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình và không có quyền trong lĩnh vực của cơ quan khác nhưng lại có quyền ngăn chặn cơ quan khác.

Quan điểm của Montesquieu trong việc phân chia quyền lực được thể hiện trong các tác phẩm như : “ Tinh thần pháp luật”, “Những bức thư ba tư”... ông nêu lên nguyên tắc phân chia quyền lực của mình là : quyền lập pháp thuộc về cơ quan nghị viện trong đó có thượng nghị viện và hạ nghị viện, quyền tư pháp thuộc về tòa án tối cao, còn quyền hành pháp thuộc về nhà vua đại diện cho chính phủ.

Học thuyết “Tam quyền phân lập” ra đời là một vũ khí tư tưởng dân chủ tiến bộ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại sự nô dịch và chuyên chế của giai cấp phong kiến .

Trên cơ sở của học thuyết “Tam quyền phân lập” là vậy nhưng trên thực tế thì việc phân chia quyền lực giữa các nước theo chính thể quân chủ lập hiến lại không giống nhau.

Tháng 2 năm 1689 Quốc hội Anh bỏ phiếu thông qua luật về  quyền hành. Vua không có quyền bác bỏ các đạo luật hay ngăn cản việc thực hiện nếu không có sự đồng ý của quốc hội, vua không có quyền quyết định việc đóng góp tiền và tập trung quân đội, những quyền này đều thuộc về cơ quan lập pháp. Cơ quan này có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến nhà nước, nắm trong tay về tài chính cũng như quân đội.

Có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ nhưng không thể bổ nhiệm một người nào khác nếu người đó không phải thủ lĩnh của đảng cầm quyền.

Các quyết định của nhà vua chỉ phát huy hiệu lực khi có chữ ký của thủ tướng nội các, nội các không chịu trách nhiệm trước nhà vua mà chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện và như vậy quyền lực của cơ quan lập pháp ở Anh ngày càng lớn mạnh, còn ngôi vua chỉ là hình thức tức vua “Trị vì mà không cai trị”.

Nghị viện : là cơ quan tối cao có quyền quyết định về ngân sách giám sát vua và nội các, thuế, bầu và bãi nhiệm nội các. Nghị viện có hai cơ quan chính là :

Cơ quan thượng nghị viện : gồm có quý tộc mới và thượng nghị sĩ là những quý tộc có phẩm hàm từ bá tước trở lên thì được cha truyền con nối.

Cơ quan hạ nghị viện : đại diện cho các tầng lớp nhân dân bầu ra. Gần một nữa số hạ nghị sĩ là những người được bầu ra từ những “ Thị trấn hoang tàn”. Đó là những vùng đất ít dân cư, thường bầu cử theo ý muốn của chúa đất. Khi mảnh đất được bán đi thì người mới thay thế người chủ cũ làm hạ nghị sĩ. Ghế nghị viện và phiếu bầu cử cũng được mua bán.

Vai trò của thượng nghị viện và hạ nghị viện rất lớn là hạn chế đến mức tối đa các quyền lực của nhà vua làm cho ngai vàng của nhà vua chỉ là hình thức, quyền hạn của thượng nghị viện lớn hơn hạ nghị viện nhưng về sau hạ nghị viện ngày càng có quyền lực lấn áp vai trò và quyền lực của thượng nghị viện, hai cơ quan này có quyền lập pháp ban hành hiến pháp và luật pháp, quyết định về ngân sách và thuế khóa, giám sát các hoạt động nội các, bầu hoặc bãi nhiệm các thành viên nội các và quyền thành lập chính phủ.

Ở Anh có hai đảng thay nhau cầm quyền là : Đảng tự do và Đảng bảo thủ. Các ứng cử viên phải nằm về một đảng nào đó, đảng nào chiếm đa số sẽ là đảng cầm quyền, đảng chiếm thiểu số là đảng đối lập.

Ở Nhật Bản việc phân chia quyền lực trong hiến pháp năm 1889 đã trao toàn bộ quyền lực cho cơ quan hành pháp. Hiến pháp cũng cho thấy Thiên Hoàng có quyền lực rất lớn Thiên Hoàng có quyền hành thiêng liêng bất khả xâm phạm, nắm trọn quyền thống trị và hiến pháp cũng quy định chỉ có nam giới trong hoàng gia mới được thừa kế ngai vàng.

Về mặt đối nội Thiên Hoàng có thể dựa vào hiến pháp để triệu tập hoặc giải tán nghị bộ bổ nhiệm hoặc bãi miễn quan lại và là chỉ huy tối cao của quân đội và hải quân.Về đối ngoại Thiên Hoàng có thể tuyên chiến, giảng hòa hoặc ký hòa ước.

Quốc hội là cơ quan lập pháp gồm hai viện :

Viện quý tộc do Thiên Hoàng lựa chọn những người trong hoàng tộc, quý tộc, những người đóng thuế nhiều nhất, những người có công lao đặc biệt với nhà nước.

Viện dân biểu có quyền hạn tương đương với quyền của viện nguyên lão trừ quyền thảo luận và thông qua ngân sách nhà nước. Viện dân biểu có thể bị Thiên Hoàng giải tán. Viện dân biểu có nhiệm kỳ 4 năm do cử tri bầu ra.

Về cơ quan nội các là cơ quan hành pháp, đứng đầu là thủ tướng. Các thành viên của nội các không chịu trách nhiệm trước nghị viện mà chịu trách nhiệm trước Thiên Hoàng.

Như vậy trong hiến pháp đã cho ta thấy được quyền hạn tuyệt đối của Thiên Hoàng là bất khả xâm phạm, còn quyền lực của nghị viện chỉ là hình thức và rất hạn chế.

Như vậy ở Anh và Nhật Bản đều áp dụng nội dung của học thuyết “Tam quyền phân lập” để phân chia quyền lực một cách mềm dẻo, việc phân chia quyền lực như vậy dễ dàng tạo ra sự bình ổn trong đời sống chính trị đất nước, sẽ không dẫn đến sự phân lập quyền lực, nhưng nhược điểm của nó là sự bị động, thiếu linh hoạt trong vai trò của nguyên thủ quốc gia và không đảm bảo được sự độc lập, cạnh tranh, kiềm chế đối trọng giữa hành pháp và lập pháp, từ đó biến nghị viện và chính phủ từ chỗ thể hiện sự phân chia quyền lực thành hai cơ quan thực hiện chính sách của đảng cầm quyền.

2.    Loại hình nhà nước tư sản theo chính thể cộng hòa.

Chính thể cộng hòa là : hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước không tập trung ở một người mà tập trung ở loại cơ quan được bầu ra theo từng nhiệm kỳ.

Tiêu biểu cho nhà nước theo chính thể cộng hòa là nước Cộng hòa hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời sau thắng của cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Bản hiến pháp năm 1871 đã gây rất nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng một chính quyền trung ương lớn mạnh, sau khi giành được nền độc lập có nhiều yếu tố về kinh tế chính trị đã thúc đẩy giai cấp tư sản Mỹ phải gấp rút tăng cường hơn nữa sức mạnh của chính quyền liên bang.

Đại hội đại biểu các bang họp từ ngày 5 tháng 9 năm 1787 tại Philadenphia đã sửa đổi và thông qua hiến pháp mới. Bản hiến pháp này quy định sự phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước như sau :

Cơ quan hành pháp : nằm trong tay của tổng thống là nguyên thủ quốc gia có nhiệm kỳ 4 năm và không quá 2 nhiệm kỳ, điều kiện để trở thành tổng thống cần phải có đủ các điều kiện sau : sống ở Mỹ 14 năm, 35 tuổi trở lên, tổng thống và các bộ trưởng không chịu trách nhiệm trước nghị viện và có quyền phủ quyết, quyền không công bố các đạo luật của nghị viện nếu không nhận được sự ủng hộ của 2/3 số phiếu bầu của các viện.

Tổng thống là người chỉ huy về lực lượng quân đội, chịu trách nhiệm về các đạo luật đưa ra, có quyền ký kết các hiệp định theo yêu cầu...bên cạnh đó thì tổng thống không có quyền tuyên bố chiến tranh hay ký kết hòa bình, những quyền này thuộc về nghị viện, tổng thống có thể bị thượng nghị viện bãi nhiệm nếu 2/3 số phiếu tán thành.

Cơ quan lập pháp : thuộc về đại hội đại biểu tức quốc hội với hai nghị viện là thượng nghị viện đại diện cho các bang mỗi bang có 2 đại biểu nhiệm kỳ là 6 năm và cứ 2 năm thay đổi 1/3 thượng nghị sĩ, hạ nghị viện đại diện cho nhân dân toàn liên bang được bầu theo tỉ lệ số dân mỗi bang có nhiệm kỳ 2 năm.

Cơ quan tư pháp : nằm trong tay tòa án tối cao toàn liên bang với 9 thẩm phán do tổng thống cữ và được thượng nghị viện phê chuẫn và giữ chức vụ này suốt đời, cơ quan này có quyền xóa bỏ bất cứ bộ luật nào khi cho rằng nó trái với hiến pháp đề ra và có thể xét xử tổng thống khi họ vi phạm theo hiến pháp đề ra.

Ba cơ quan quyền lực trên nắm trong tay những quyền lực khác nhau và để giám sát lẫn nhau không cho phép loại trừ cũng như sự chuyên quyền của một cơ quan nào đó.

Cơ quan lập pháp bao gồm hai nghị viện nắm trong tay những quyền lực khác nhau trong đó thượng nghị viện có quyền lực nhiều hơn hạ nghị viện như : có quyền kết tội các quan chức cấp cao của chính phủ, kiềm chế quyền hành pháp cao nhất của tổng thống,  phê chuẫn các quan chức do tổng thổng bổ nhiệm, có quyền bổ nhiệm các chánh án và thẩm phán của các viện tối cao và các đại sứ ngoại giao và các điều ước quốc tế do tổng thống bổ nhiệm phải được nghị viện phê chuẫn.

Thượng nghị viện là cơ quan đại diện cho các bang. Nhiệm kỳ của thượng nghị viện là 6 năm và cứ 2 năm bầu lại 1/3 số lượng nghị sĩ, không kể các bang lớn hay bang nhỏ và dân số nhiều hay ít. Theo khoản 3 điều 1 hiến pháp 1787, thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ đều do dân chúng trực tiếp bầu ra.

Cơ quan tư pháp có nhiệm vụ giải thích về các đạo luật hiệp ước  theo tinh thần của hiến pháp và xem nó có phù hợp hay không phù hợp với hiến pháp.

Ở Mỹ sau khi giành được độc lập thì nước này bước vào thời kỳ phát triển với hai chế độ kinh tế khác nhau, các bang miền bắc và tây bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chũ nghĩa còn kinh tế của miền nam chủ yếu là nông nghiệp còn miền trung thì đất đai tập hợp thành các trang viên lớn.

Chế độ nô lệ đồn điền của miền nam là sự cản trở cho kinh tế tư bản chũ nghĩa ở Mỹ phát triển vì vậy mà nảy sinh ra mâu thuẫn giữa miền Bắc và miền Nam và để bảo vệ quyền lợi cho mình ở miền Nam thành lập Đảng dân chủ và ở miền Bắc thành lập Đảng cộng hòa. Mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc nội chiến năm 1861-1865 và thắng lợi thuộc về Đảng cộng hòa nhưng về cơ bản thì hai đảng này vẫn thống nhất trong việc duy trì và cũng cố nền chuyên chính của giai cấp tư sản.

Việc duy trì chế độ hai đảng giúp cho giai cấp tư sản nắm sự độc quyền về thống trị trong nhà nước ngăn chặn đại biểu của quần chúng nhân dân trở thành quan chức trong bộ máy nhà nước tư sản và các đảng tư sản là nơi cung cấp đội ngũ quan chức cho nhà nước qua đó cho chúng ta thấy được có thể nói chế độ hai đảng ở Mỹ là sự phục vụ cho một giai cấp duy nhất đó là giai cấp tư sản nó lừa dối và bóc lột người nhân dân lao động.

3.    nhận xét.

Tóm lại bộ máy nhà nước tư sản thời cận đại dù là chính thể quân chủ lập hiến hay chính thể cộng hòa thì nó cũng là một bước tiến mới trong lịch sử thế giới. Nó tiến bộ hơn so với sự chuyên chế độc đoán của nhà nước phong kiến và nó qua một khía cạnh nào đó thì nó cũng đã bảo đảm quyền tự do dân chủ mà người nông dân đã dành được trong cách mạng.

Tuy nhiên nó cũng hạn chế các quyền của công dân như hạn chế quyền bầu cử của quần chúng nhân dân nghèo, chỉ có người có tài sản mới được đi bầu cử. Ví dụ như ở Anh, Nhật hay Mỹ.. số lượng người đi bầu cử rất ít...

II.   Loại hình nhà nước vô sản Công xã pari.

Công xã pari là một loại hình nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản.

Với ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng vô sản do C.Mác và F.Angghen sáng lập ra vào những năm 40, 50 của thế kỷ XIX. Sự ra đời của chũ nghĩa cộng sản khoa học mà trong đó tuyên ngôn Đảng cộng sản là nội dung cơ bản của học thuyết Mác, thông qua đó giai cấp vô sản hiểu rằng đã đến lúc mình phải quản lý công việc xã hội, để cứu vãn tình thế họ hiểu rằng nghĩa vụ tối cao và quyền tuyệt đối của mình là phải làm chủ vận mệnh của mình, tự mình nắm lấy chính quyền.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc cách mạng Công xã pari năm 1871 và đưa đến sự hình thành nhà nước kiểu mới này là do sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản còn nguyên nhân trực tiếp là cuộc chiến tranh giữa Pháp-Phổ (1870-1871).

Sau cách mạng ngày 18/3/1871 đã lật đổ được nền cộng hòa tư sản và nhà nước kiểu mới Công xã pari được thành lập là hình thức chuyên chính đầu tiên trong lịch sử, là một quá trình vận động cách mạng của quần chúng nhân dân lao động, Công xã pari đã thay đổi bộ máy nhà nước của giai cấp tư sản đó là thành lập chính quyền thuộc về giai cấp công nhân.

Ngày 26-3-1871, Uỷ ban Trung ương Công xã được phổ thông đầu phiếu bầu ra. Đại đa số uỷ viên là đại biểu công nhân và lớp trí thức dân chủ như viên chức, thầy thuốc, thầy giáo, nhà báo tiến bộ. Trong Công xã, thành phần công nhân là lực lượng lãnh đạo.

Về nguyên tắc bầu cử theo phổ thông đầu phiếu không cần điều kiện nhất định nào đó đã thể hiện rõ tính chất dân chủ của nhà nước kiểu mới này, ở mỹ thì điều kiện để bầu cử là những người có tài sản mới có quyền bầu cử và phụ nữ nô lệ và người Idian không có quyền bầu cử...

Về hội đồng Công xã là những người đại diện cho giai cấp công nhân cũng như tầng lớp nhân dân, thực hiện cả về quyền hành pháp và lập pháp, đảm nhận chức năng chình quyền của giai cấp vô sản, hội đồng ban bố lập pháp và tổ chức 10 ủy ban để thi hành pháp luật các ủy ban này gồm từ 5 đến 8 người đều chịu trách nhiệm trước hội đồng Công xã và mỗi ủy ban đều do một ủy viên của hội đồng làm chủ tịch và chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân nếu không được nhân dân tín nhiệm nữa thì có thể bị bãi nhiệm.

Để cho thấy được quyền hành của giai cấp vô sản, hội đồng đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản và thay vào đó là nhà nước kiểu mới chuyên chính vô sản.

Sắc lệnh đầu tiên của công xã là quyết định xóa bỏ quân đội thường trực của chính phủ tư sản, thủ tiêu lực lượng cảnh sát cũ và bộ máy quyền lực cũ và điều tất cả cơ quan của chính phủ tư sản.

Cơ quan tối cao của Nhà nước là Ủy ban Trung ương Công xã. Ủy ban Trung ương ban bố pháp luật và lập những tiểu ban để thi hành pháp luật. Uỷ ban Trung ương Công xã tập trung cả quyền lập pháp và quyền hành pháp.

Khi quân đội thường trực và cảnh sát đã bị thủ tiêu đây là những công cụ quyền lực vật chất của chính phủ tư sản thì công xã đã ngay lập tức đập tan công cụ áp bức tinh thần đó là thế lực tăng lữ bằng cách là tách giáo hội ra khỏi nhà nước và tước đoạt tài sản, tất cả các trường học đều được mở rộng không ngừng mở của đón nhân dân vào học không mất tiền.

Các chính sách về kinh tế - xã hội có nhiều điểm tiến bộ đã thể hiện tích chất của một nhà nước kiểu mới, tuy công xã pari chỉ tồn tại vẻn vẹn có 72 ngày nhưng đã làm được nhiều việc có ý nghĩa đem quyền lợi về cho người lao động như :

Ban hành một loạt văn bản pháp luật quan trọng nhằm thực hiện và đem lại quyền lợi cho người lao động trước hết Công xã đã giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp mà bọn chủ đã chạy trốn khỏi pari còn những xí nghiệp mà bọn chủ ở lại thì công xã giao cho công nhân quản lý về tiền lương và lao động còn về việc chủ sỡ hữu vẫn thuộc về nhà tư bản, chế độ ngày làm việc 8 giờ được quy định, ngoài ra Công xã cũng đưa ra các sắc lệnh tăng lương cho công nhân, lương viên chức thì được xếp theo năng lực chuyên môn.

Ban hành đạo luật quy định về giá bánh mì, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt cừu... Công xã vạch ra các kế hoạch xây dựng nhà trẻ , vườn trẻ và sắc lệnh đảm bảo quyền công dân của người phụ nữ.

Về giáo dục thì Công xã bắt buộc và miễn học phí tách các nhà thờ ra khỏi trường học, không dạy các kinh thánh trong lớp học...

3 . Nhận xét.

Những hoạt động và chính sách của nhà nước kiểu mới Công xã pari nó đã thể hiện là một nhà nước kiểu mới, nền chuyên chính vô sản đầu tiên là nhà nước mà quyền hành tập trung vào tay của nhân dân đối tượng phục vụ là giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động nó cho thấy được một bộ máy nhà nước khác hẳn với các loại hình nhà nước trước đây.

Mặc dù là một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản, Công xã là biểu hiện đầu tiên của nền chuyên chính vô sản nhưng là một nền chuyên chính chưa đầy đủ và chưa vững chắc nhưng xét về bản chất nó đã mang dáng dấp của một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản. nhưng chưa có một chính sách Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo chưa xây dựng được khối liên minh công – nông nhưng nó là một nhà nước tiến bộ hơn các nhà nước trước đây  là một nhà nước của dân do dân vì dân mà phục vụ. Công xã pari là một kiễu mẫu chính quyền đầu tiên của giai cấp vô sản .


C. Mác đã chỉ ra rằng, về thực chất, Công xã là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm hữu, là hình thức chính trị. Công xã đã thay bộ máy nhà nước tư sản bị đập tan bằng một chế độ dân chủ chỉ hoàn bị hơn mà thôi. Nhưng, đó thực chất là một sự thay đổi vĩ đại, thay những cơ quan này bằng cơ quan khác hẳn về nguyên tắc. Đó chính là một trường hợp "lượng biến thành chất", từ chỗ là dân chủ tư sản đã biến thành dân chủ vô sản như V.I. Lê-nin đã chỉ ra.

Và như thế, Công xã Pa-ri chính là "mưu đồ" đầu tiên của cách mạng vô sản để đập tan bộ máy nhà nước tư sản, nó là hình thức bộ máy mà người ta có thể và phải dùng thay thế cho bộ máy đã bị đập tan trên.





























No comments:

Post a Comment