Thời Lê Sơ cuộc cải cách hành chính
đưa đất nước ta phát triển lên đến đỉnh điểm, đó chính là cuộc cải cách của Lê
Thánh Tông. Ông đã cải cách trên tất cả các lĩnh vực khác nhau một cách toàn
diện và nhiều điều tiến bộ hơn so với các cuộc cải cách trước.
2.2.1 Hành chính:
Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ
nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại,
Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:
·
Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng
quan tước;
·
Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc
yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
·
Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu,
tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
·
Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi
biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
·
Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp,
xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
·
Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường,
cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông
đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi
thành 13 đạo (thừa tuyên).
Dưới
thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ
luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần. Ông tôn trọng
việc chọn quan phải là người có tài và đức.
2.2.3 Về chế độ quan chức:
Năm
1471, Lê Thánh Tông ra dụ “Hiệu định quan chế ” để cải tổ lại bộ máy chính
quyền trung ương, quy định dõ trách nhiệm của các quan chức và tập trung quyền
binh vào tay nhà vua. Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Tể tướng, trực tiếp nắm quyền
hành – chế độ phong kiến tập quyền đã phát triển tới mức cao của chế độ quân
chủ chuyên chế.
Các phủ có Tri phủ đứng đầu; các huyện, châu
có Tri huyện, Tri châu; ở xã chức Xã quan được gọi là Xã trưởng. Ở miền thượng
du, các bản mường vẫn được giao cho Tù trưởng, Lang đạo cai quản như cũ. Riêng
vùng biên giới phía Bắc, nhà Lê cử thêm một số tướng giỏ ở miền suôi lên trấn
trị và biến thành “Phiên Thần”, đời đời nối nhau cai quản địa phương. Chủ
trương của Lê Thánh Tông là đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên
xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, “các chức lớn nhỏ cũng ràng buộc
nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc
lớn của nước không bị lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng phép” (Hiệu
định quan chế).
Theo thống kê, năm 1471, tổng số quan lại là 5370
người, gồm 2755 quan lại ở trung ương, số quan lại này đều phải qua thi cử và đỗ đạt, các quý tộc họ Lê muốn làm quan
cũng phải như vậy .
Để
tạo điều kiện cho các quan lại làm việc đúng mong muốn của mình, Thánh Tông đặt
quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng và thống nhất. Theo quy chế
năm 1477, ngoài ruộng lộc, các quan còn có lương: Quan ở trung ương mức lương
từ 14 quan/năm (Tòng cửu phẩm) đến 82 quan/năm (Chánh nhất phẩm). Quan địa
phương mức lương từ 14 quan/năm (Tòng cửu phẩm) đến 48 quan/ năm (Chánh tứ
phẩm).
Ngạch xã trưởng cũng được quy định lại: tiêu
chuẩn Xã trưởng phải là giám sinh, sinh đồ hay “lương gia tử đệ” trên 30 tuổi,
biết chữ và có hạnh kiểm . Nhà Lê, từ thời Thái Tổ, không phân con cháu đi trấn
trị các nơi, không giao cho họ các chức vụ quan trọng trong triều nếu hộ không
có tài, học hành kém, không cho họ được phép thành lập điền trang.
Như
vậy chế độ quan chức của nền hành chính thời Lê Sơ là một bộ máy quan liêu to
lớn, nặng nề.
2.2.4 Về Kinh tế:
Hoàng
đế Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế
như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền.
Đưa ra các chiếu; Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế,
v.v...
Nghề
in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Đặc
biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt
chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê Sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn
đẹp.
Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân
bang phát triển mạnh
2.2.5 Về
Giáo dục:
Năm 1467 Lê
Thánh Tông đặt chức Bác sĩ dạy 5 kinh, mỗi người nghiên cứu 1 kinh để giảng
dạy. Hằng năm nhà nước cho in và ban cho các trường ở phủ các sách Ngũ kinh, Tứ
thư, Đăng khoa lục, Ngọc đường văn phạm, Văn tuyển… Thánh Tông cho xây dựng lại
Văn Miếu, mở rộng thái học viện, mở thêm Tú lâm cục và Sùng văn quán để bồi
dưỡng cho con em quý tộc, quan lại cao cấp… Nội dung học tập được quy định đầy
đủ, rõ ràng, các học quan được tuyển chọn
cẩn thận.
Năm 1462, Thánh
Tông đặt lệ “Bảo kết thi Hương”, quy định rõ thủ tục giấy tờ của những người
ứng thi. Sau đó cứ 3 năm Nhà nước mở một kì thi. Tính riêng trong 38 năm dưới
triều vua Lê Thánh Tông, Nhà nước mở 12 khoa thi Hội, lấy đỗ 501 Tiến sĩ, trong
đó có 9 Trạng nguyên.
Đặc biệt ông
rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử và tránh
gian lận trong thi cử. Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài
thi có nghi ngờ.
Lê Thánh Tông
khởi xướng và cho lập bia Tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .Cho
xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn. Ông khởi xướng lập
bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức
của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Có thể xem dưới thời vua Lê Thánh Tông là thời
phát triển cực thịnh của giáo dục thi cử phong kiến.
2.2.6 Về Tôn giáo:
Dưới thời Hậu
Lê nói chung, Nho Giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực
triều đình và giới Nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do
trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các
Phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.
Lê Thánh Tông
hạn chế Phật giáo và Đạo giáo hơn. Năm 1461, Nhà nước cấm quan lại, nhân dân
không được xây dựng thêm chùa quán mới, tự tiệc đúc chuông, tô tượng. Hoạt động
của các thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ bị ngăn cấm. Các nhà sư uống rượi, ăn thịt
đều bị bắt hoàn tục, phạm tội dâm ô thì bị lưu đày. Năm 1471, Thánh Tông đặt ti
Tăng lục và Đạo lục chuyên trách Phật giáo và Đạo giáo. Một số chùa quán được
tu bổ.
Nho Giáo cũng đóng góp một cách đáng kể vào
tín ngưỡng và cách xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững chắc và phát
triển…
Về Luật pháp:
Bộ Quốc triều
hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn
được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước
pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới .
Lê Thánh Tông
đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn,
ban hành luật pháp.
Ông rất chủ trọng giáo dục, trọng dụng nhân
tài và thực tế dưới thời trị vì của ông, những người tài thường được trọng dụng
Lê Thánh Tông bắt đầu cho phép tôn vinh việc
học bằng các cuộc lễ xướng danh (lễ đọc tên người thi đậu), lễ vinh quy bái tổ
(lễ đón rước người thi đậu về làng) và nhất là lệ khắc tên và lý lịch tiến sĩ
vào bia đá.
2.2.8Về Quân Sự:
Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn
lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến
đấu của các vệ quân năm đạo. Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc tích trữ
lương thảo ở các vùng biên cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết.
Nhà vua cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó
quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở.
Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường
trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều
quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội
của
3. Nhận xét
Ưu điểm.
Như
vậy cuộc cải cách thời Lê Sơ đã mang lại cho đất nước ta 1 trang sử mới. Đất
nước ta phát triển 1 cách vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống – kinh
tế - chính trị - quân sự - quốc phòng – văn hóa – xã hội. Bộ máy hành chính từ
trung ương đến địa phương được kiện toàn 1 cách hoàn chỉnh, có nhiều thay đổi
tốt hơn so với các triều đại trước, thể hiện sự chặt chẽ trong bộ máy hành
chính của nước ta. Quyền lực được tập trung vào trong tay nhà Vua, quản lý mọi
mặt của đất nước .Đời sống của nhân dân đươc quan tâm, chăm sóc hơn trước, quan
tâm đến vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đời sống được nâng cao, cuộc sống đầy đủ
không còn chịu cảnh đói rét, bần hàn như trước nữa.Nền kinh tế công- thương
nghiệp của nước ta thời Lê Sơ phát triển
rất mạnh mẽ. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ cũng như đồng tiền đã tác động vào xã
hội vào hệ thông quan lại, từng bước gây nên sự đổi thay trong chế độ
chính trị và sự ổn định của đất nước
.Vấn đề quân đội – quốc phòng ngày càng được xây dựng và củng cố vững mạnh,
hình thành 1 lực lượng phòng bị bảo vệ tổ quốc đông đảo tránh nguy cơ xâm lược
của kẻ thù . Quan lại đươc lựa chọn cẩn thận, có năng lực thông qua thi cử, có
khả năng giúp việc cho vua và phục vụ nhân dân .Ta thấy cuộc cải cách hành
chính thời Lê Sơ xứng đáng là 1 cuộc cải cách lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
3.2 Nhược điểm
Bên
cạnh đó cuộc cải cách hành chính thời Lê Sơ còn vấp phải một số hạn chế, ảnh
hưởng đến việc quản lý đất nước của nhà Vua, ảnh hưởng đến sự phát triển của
đất nước và đời sống của nhân dân :
Vẫn
còn mang nặng chế độ phong kiến, chuyên chế tập quyền, quyền lực nằm trong tay
vua hoàn toàn.
Thời Lê
Sơ một số công thần có uy tín và quyền lực cao đã bị nghi kị và lần lượt bị sát
hại, như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Nguyễn
Trãi .
Bộ máy
hành chính tuy đã được kiện toàn nhưng vẫn còn nhiều chỗ chưa sửa đổi, lỗi thời
lạc hậu .
Nền giáo
dục đã dần dần trở nên chật hẹp, bị hệ tư tưởng hóa quá mức, quan liêu hóa tầng
lớp trí thức, như bia Văn Miếu nhận xét “ cái thực chưa xứng với cái danh ”
Đối với
kinh tế nhà nước thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng ”, kiểm soát nghiêm
ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), còn Hải Hội Thống (
Nghệ An ), cấm dân chúng tự tiện buôn bán và trao đổi hàng hóa với các tàu buôn
ngoại quốc .
No comments:
Post a Comment